Theo một số nghiên cứu cho thấy bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Đó có thể là bạn chưa trang bị đầy đủ kiến thức cho bản thân cũng như thường có suy nghĩ rằng chỉ có người già mới mắc phải bệnh lý này.
1. Bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Có thể bạn chưa biết bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là tiến trình tự nhiên theo tuổi tác nhưng diễn tiến nhanh do thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen) gây giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm chất cơ bản của xương, giảm tích tụ canxi và phosphat trong xương khởi đầu loãng xương.
Trong suốt cuộc đời, khối lượng xương thay đổi qua 3 giai đoạn:
– Từ nhỏ đến 30 tuổi: Sự tạo xương làm khối lượng xương tăng và đạt đến đỉnh khối xương. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành lập đỉnh khối xương là giới tính, chủng tộc, di truyền, hoạt động thể lực và chế độ dinh dưỡng (đặc biệt là protein và calcium).
– Từ 30-50 tuổi: Khối lượng xương bị giảm chậm, liên quan đến tuổi và diễn ra cùng tốc độ giữa hai phái.
– Sau 50 tuổi: Là giai đoạn mất xương nhanh hơn. Đặc biệt ở nữ giới, giảm 1-1,5% khối lượng xương mỗi năm (trong những năm đầu tiếp theo mãn kinh, từ 50 tới 60 tuổi) do sự thiếu hụt estrogen tương đối đột ngột vì buồng trứng giảm sản xuất. Sau 60 tuổi, tốc độ mất xương ở nam và nữ như nhau.
Thiếu estrogen gây giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm chất cơ bản (protein) của xương, giảm tích tụ calcium và photphate trong xương. Từ đó dẫn đến loãng xương.
Tham khảo thêm loãng xương ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không cách khắc phục ra sao???
2. Phương pháp giúp khắc phục bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Vì loãng xương khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh nên cần thăm khám định kỳ ở giai đoạn này nhằm phát hiện sớm để ngăn ngừa và điều trị kịp thời hầu giảm tỷ lệ gãy xương và nâng cao chất lượng cuộc sống ở người nữ mãn kinh nhé. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé.
* Tập thể dục thể thao thường xuyên
– Muốn khắc phục loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, bạn nên thường xuyên tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày với những bài tập vừa sức như đi bộ, chơi tennis, khiêu vũ, thể dục nhịp điệu và các bài tập chuyên biệt để làm cho lưng khỏe hơn.
* Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày
Nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là canxi (thành phần quan trọng nhất cấu thành xương), florua (chất khoáng thiết yếu trong việc hình thành xương và răng, có trong hải sản, gelatin,..), magiê (ngăn chặn sự gãy xương và làm tăng đáng kể mật độ xương), vitamin D, acid béo omega 3 (giảm được sự bài tiết canxi qua thận, tăng lượng canxi mà xương hấp thụ, cản trở hoạt động của các tế bào hủy xương và kích thích hoạt động của các tế bào tạo xương), đậu tương (giàu phytoestrogen, một hormon thực vật giống hệt estrogen ở người).
* Hạn chế sử dụng các chất kích thích
Những chất kích thích như rượu bia thuốc lá, đồ uống có cafein, nước ngọt có gas, chất cồn và muối… cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.
* Đảm bảo cân nặng ổn định
Giữ ổn định trọng lượng vì thừa cân cũng làm bộ xương phải chịu lực nhiều hơn.
* Thăm khám định kỳ để xem tình trạng sức khỏe
Thăm khám xương khớp định kỳ, đo độ loãng xương để được bác sĩ chẩn đoán mức độ loãng xương đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tránh biến chứng mất xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Phụ nữ tuổi mãn kinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý tim mạch, xương khớp,…vì vậy cần chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần để được theo dõi điều trị sớm nhất.
Trên đây là những chia sẻ bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh . Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm 10 bài tập chữa thoái hóa khớp vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.