Tình trạng bệnh lý đau khớp háng bên trái khi mang thai thường mang đến khó chịu và nguy hiểm đến cho chị em phụ nữ. Nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều những biến chứng nguy hiểm.
1. Tại sao lại bị đau khớp háng bên trái khi mang thai?
Đau khớp háng, đặc biệt là đau khớp háng bên trái khi mang thai thường do những nguyên nhân sau đây gây nên:
– Các bà bầu đứng lên ngồi xuống nhiều lần, thai nhi đạp hoặc thúc đầu xuống, cử động mạnh khiến tử cung người mẹ có những cơn co nhẹ.
– Xương chậu giãn nở cho phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Sở dĩ xương chậu có thể giãn nở là do cơ thể tiết ra một loại hormone đặc biệt, khiến xương chậu trở nên lỏng hơn.
– Dây chằng trong dạ con nối từ vùng trên dạ con đến thành chậu hông bị căng ra do dạ con to lên. Khi vận động mạnh, thai phụ sẽ cảm giác đau nhức.
– Thiếu canxi dẫn đến đau nhức khớp háng bên trái khi mang thai. Cơ thể người mẹ khi mang bầu luôn trong tình trạng thiếu canxi do phải nuôi dưỡng thai nhi.
– Mang bầu khiến cơ thể phụ nữ tăng cân, áp lực lớn đè lên khớp háng gây ra mỏi hoặc các cơn đau khớp háng bên trái.
2. TOP 7 cách giảm đau khớp háng khi mang thai hiệu quả
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng nhiều chất canxi và sắt
Việc cung cấp đủ lượng canxi có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe xương khớp của các bà bầu. Vì thế hãy đảm bảo rằng luôn luôn có được lượng dưỡng chất cần thiết cùng với chất xơ và khoáng chất sẽ giúp mẹ tròn con vuông.
Tắm nước ấm
Việc tắm nước ấm sẽ giúp bà bầu thoát khỏi những khó chịu khi mang thai, chẳng hạn như đau nhức và căng thẳng tâm lý. Biện pháp “nhỏ nhưng có võ” này cũng làm giảm đau dây chằng tròn, nguyên nhân gây ra những bất tiện vùng khớp háng.
Nghỉ ngơi và vận động hợp lý:
Phương pháp đơn giản nhất khi bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai là nghỉ ngơi hợp lý. Việc nghỉ ngơi đối với phụ nữ trong thời gian mang thai cần được thực hiện thường xuyên vì chúng có vai trò quan trọng với việc đảm bảo sức khỏe của các bà bầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bào thai trong bụng.
Tập thể dục
Hãy thử tham khảo và thực hành một số bài tập thể dục để giảm đau khi mang thai. Biện pháp này sẽ giúp bà bầu thích nghi tốt hơn với sự phát triển của thai nhi.
Đi bộ, ngồi hoặc dựa vào một quả bóng tập thể dục, cardio và nhiều động tác sẽ hỗ trợ dây chằng tròn, cân bằng vùng xương chậu và đưa em bé đến một vị trí tối ưu, từ đó giảm thiểu tần suất khiến bà bầu bị đau khớp háng.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Sử dụng đai nâng bụng bầu sẽ giúp bạn cố định vùng bụng với xương chậu, thắt lưng tạo thành một thể thống nhất. Tránh được tối đa sự rung lắc của thai nhi trong lúc cơ thể người mẹ hoạt động.
Hạn chế vận động quá nhiều
Nếu công việc của mẹ bầu liên quan đến lao động chân tay và thể chất nhiều thì rất có thể tình trạng bà bầu bị đau khớp háng sẽ phát triển. Do đó, bạn hãy cân nhắc giảm thiểu khối lượng công việc cũng như kéo dài thời gian nghỉ ngơi nhằm làm dịu các cơn đau.
Nhờ tới sự chăm sóc của các nhân viên y tế
Nếu như bạn có điều kiện cho phép thì phương pháp giải quyết tốt nhất là hãy tới bệnh viện để được sự chăm sóc của các y tá, điều dưỡng có chuyên môn sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên chính xác nhất để khắc phục nhanh chóng tình trạng này. Việc nghỉ ngơi tại một cơ sở y tế chất lượng hoặc nhờ một nhân viên y tế tới nhà chăm sóc bạn trong tháng cuối của thai kỳ sẽ đảm bảo tránh được các nguy cơ không may có thể xảy ra như tình trạng thai non, đẻ non hoặc một số tình trạng bất thường khác.
Hy vọng với những kiến thức chia sẻ đau khớp háng bên trái khi mang thai của chị em phụ nữa trên đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh này. Mọi thắc mắc liên quan đến tình trạng đau khớp háng khi mang thai tháng cuối vui lòng liên hệ ngay bệnh viện Cơ Xương Khớp An Việt qua Hotline: 19002838 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.